Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017


CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VIỆT NAM 21/4


Sáng nay, Trường THCS Lý Tự Trọng đã tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 4 với các nội dung thi vẽ tranh theo sách, vẽ quang cảnh ngày Sách, thi trưng bày sách và trò chơi người đi tìm sách... hết sức sôi nổi, gợi nhắc bạn đọc về vai trò, giá trị của sách đối với con người. Buổi ngoại khóa Ngày hội sách đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng người dự





Lớp 9/3

NGOẠI KHOÁ HOẠT ĐỘNG " NGÀY  HÔI THÁNG 3''


Lập thành tích chào mừng kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam, 20 năm  tái lập tỉnh Quảng Nam, 86 năm thành lập Đoàn TNCSHCM. Sáng 29/ 3 / 2017 trường THCS Lý Tự Trọng Tam Kỳ tổ chức ngoại khóa với nhiều hoạt động, trò chơi hấp dẫn, thú vị như : chung kết hội thi Múa hát tập thể, bánh xe thông minh, truyền tin, trò chơi liên hoàn. Buổi sinh hoạt thật vui, thật ý nghĩa.
Giải nhất múa hát tập thể
Giải nhất truyền tin

Giải nhì trò chơi liên hoàn


Giải nhất bánh xe thông minh








NGHĨA NGÀY 26/3- NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH.

Ngày 26/3, ngày Thành lập Đoàn TNCS Đông Dương, nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trở thành ngày vô cùng ý nghĩa với lớp lớp các thế hệ trẻ Việt nam. Vai trò của Thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã được chứng minh, khẳng định qua suốt chiều dài lịch sử của Đất nước.Ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, trong những năm tháng bôn ba đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn coi trọng vai trò của Thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong phần phụ lục nhan đề Gửi Thanh niên Việt Nam trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp Người đã tha thiết kêu gọi: “Đông Dương đáng thương hại. Người sẽ nguy mất nếu đám Thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”. Vì vậy vai trò của Thanh niên luôn được Người quan tâm xây dựng.  Khi những điều kiện chuẩn bị cho việc thành lập một tổ chức cách mạng đã sẵn sàng, tháng 6/1925 Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội đã được thành lập. Ngay lúc đó Người đã lập nhóm TNCS làm nòng cốt cho Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Lúc đầu mới chỉ có 9 đồng chí, cuối năm 1926 đã lên đến 26 đồng chí, trong đó có các đồng chí như: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong…những người thanh niên đã góp phần xương máu của mình tô đỏ cho cho mầu cờ của Tổ quốc. Rồi khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, công tác Thanh niên trong nước đã xuất hiện ở nhiều nơi. Ban đầu là ở Nhà máy Xi măng và trường Trung học Bon- Nam (nay là trường Ngô Quyền, Hải Phòng). Chi bộ thanh niên nhà máy xi măng lúc bấy giờ có 10 đoàn viên, ra báo bí mật, lấy tên là Tia lửa. Trong phong trào Xô viết Nghệ tĩnh, tổ chức Thanh niên phát triển mạnh.Cuối tháng 3/ 1931, trong Nghị quyết của Hội nghị TW Đảng lần thứ 2 họp tại Sài Gòn nhấn mạnh: “…Tổ chức ra TNCS Đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của giai cấp vô sản, là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết. Do đó Đảng phải chủ trương thống nhất các tổ chức TN thành Đoàn TNCS Đông Dương nhằm thu hút TN phấn đấu cho lý tưởng Cộng sản Chủ nghĩa.Vì vậy  năm 1931 dù từ nước ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư cho TW Đảng, nhắc nhở việc thống nhất nhanh chóng các tổ chức Thanh niên. Và từ đây Đoàn TN phát triển rộng khắp các tỉnh thành. Đến tháng 4/1931, riêng ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã hình thành các Tỉnh ủy Đoàn, Huyện ủy Đoàn khá hoàn chỉnh… Lúc này đã có khoảng 2000 đoàn viên. Từ tháng 5/1936 khi Đảng ra hoạt động công khai và thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương thì cùng năm đó, Đoàn TN Dân chủ được thành lập, trên cơ sở Đoàn TNCS Đông Dương.Hội nghị TW lần thứ 8 (tháng 5/1941) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc triệu tập tại Cao Bằng, đã thành lập Mặt  trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc. Ngày 20/4/1941 Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam thành lập. Đây chính là lực lượng chiến đấu xung kích trong thời kỳ vận động  chuẩn bị cho cách mạng tháng 8.Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1946 – 1954, biết bao đoàn viên TN cứu quốc đã hi sinh anh dũng như Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan… Sau hòa bình lập lại, trong phiên họp vào tháng 9/1955, Bộ Chính trị TW Đảng đã chủ trương đổi tên Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam. Đây là lực lượng đầu tàu, xung kích trong công cuộc xây dựng CNXH với kiểu khẩu hiệu “Sống, chiến đấu theo gương những người cộng sản”. Thế rồi đến ngày 2/9/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ thiên tài, Vị cha già kính yêu của dân tộc, người Bác kính yêu của thế hệ trẻ Việt Nam, qua đời. Ban chấp hành TW Đảng họp phiên bất thường và quyết định: “ Đoàn TNLĐ Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong, Đội Nhi đồng tháng 8 được mang tên Bác”. Từ đây đoàn ta mang tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh. Trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhiều thế hệ trẻ ở cả hai miến Nam Bắc đã dành chọn đời mình cho sự nghiệp Cách mạng Việt Nam. Viết lên trang sử sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cùng với các tổ chức khác, tổ chức toàn dân tộc làm nên thắng lợi vẻ vang năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Giữa tháng 12/1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4 họp định ra đường lối chung và đường lối xây dựng CNXH trong cả nước… sửa đổi điều lệ Đảng và bầu ra BCH TW mới. Đảng đổi tên là Đảng CS Việt Nam và Đoàn đổi tên thanh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.Nhiều thập kỷ đã trôi qua, biết bao thế hệ TNVN đã nối vòng tay lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Đoàn, tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng… hết lòng phục vụ nhân dân. Dũng cảm trong chiến đấu, luôn học tập lao động hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đoàn ta đã được mang những cái tên khác nhau, trong những thời kì khác nhau. Để mỗi thời kỳ phù hợp với mỗi nhiệm vụ mang tính lịch sử. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xứng đáng là đội hậu bị, là cánh tay đắc lực của Đảng, là tổ chức của  những người Cộng sản trẻ tuổi, có sức khỏe, có lí tưởng, có nhiệt huyết để cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

PHÁT ĐỘNG HỘI THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



NGOẠI KHÓA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3

Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của người phụ nữ đã đấu tranh giành quyền bình đẳng giới, đồng thời khơi dậy lại tinh thần bất khuất, kiên cường của Hai Bà Trưng đã đánh đuổi giặc phương Bắc để dành lại nền độc lập, tự do cho đất nước. Ngày 6/3/2017 tổ Ngữ văn - Mĩ thuật - Thứ viện đã thực hiện chương trình ngoại khóa với chủ đề " Hình tượng người phụ nữ trong văn thơ".

                                                          
 Buổi ngoại khóa có sự tham dự của Thầy giáo Nguyễn Tấn Bền - Phó hiệu trưởng nhà trường, ông Lã Trọng Tài - Ban Đại diện CMHS, cùng các thầy cô, các em sinh viên và tất cả học sinh trong nhà trường.
           Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy đại diện cho tổ thông qua ý nghĩa lịch sử đã giúp các bạn một lần nữa hiểu thêm về lịch sử đầy ý nghĩa này.
                           
         Buổi ngoại khoá đã đem lại nhiều niềm vui và ý nghĩa hơn cho người tham dự thông qua các tiết mục văn nghệ xoay quanh chủ đề về mẹ do các em hs đến từ các khối lớp trình bày. Bênh cạnh đó là phần thi tìm hiểu về hình ảnh người phụ nữ trong thơ văn của các đội chơi đã thu hút nhiều học sinh chú ý theo dõi.
             Buổi sinh hoạt ngoại khoá đã để lại nhiều niềm vui chung cho toàn thể thầy và trò trong HĐSP cùng với các bậc phụ huynh tham dự.

  




Buổi ngoại khoá đã đem lại nhiều niềm vui và ý nghĩa hơn cho người tham dự thông qua các tiết mục văn nghệ xoay quanh chủ đề về mẹ do các em hs đến từ các khối lớp trình bày. Bênh cạnh đó là phần thi tìm hiểu về hình ảnh người phụ nữ trong thơ văn của các đội chơi đã thu hút nhiều học sinh chú ý theo dõi.
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY THÀNH LẬP
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( 3/2/ 1930 – 3/2/ 2017)

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta. Bối cảnh ra đời Đảng Cộng sản Việt NamCuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Tại Việt Nam, năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam.Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.Về văn hoá, thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hoá sâu sắc. Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá. Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh bần cùng khốn khổ của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do.Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột.Giai cấp tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt, có tinh thần dân tộc và yêu nước ở mức độ nhất định. Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, trí thức, những người làm nghề tự do… đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trở thành người vô sản, có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, có khả năng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào.Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; Hai là, xoá bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại. Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.                            Nguyễn Tất Thành tại Hội nghị Versailles, Pháp Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt NamGiữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Người đã đi qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã phát hiện ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đến Paris và năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp.Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Vécxây.Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đó là một sự kiện lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đánh dấu bước chuyển quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh: cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.Người đã viết nhiều bài báo, tham gia nhiều tham luận tại các đại hội, hội nghị quốc tế, viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh” (tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên). Đó là sự chuẩn bị về đường lối chính trị tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người khẳng định, muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo, Đảng có vững, cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ. Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ đi học tại trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô trước đây) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Nhờ hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng tiền bối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi.Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7/2/1930.Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản. Những văn kiện đó do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Hội nghị thông qua lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào, đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng. Ý nghĩa của sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐảngHội nghị hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - theo một đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, là sự kiện gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt 86 năm qua.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

             THI HÙNG BIỆN TIẾNG ANH

Thứ hai (ngày 20/2) Liên đội trường THCS Lý Tự Trọng đã tổ chức cuộc thi hùng biện tiếng Anh cho các lớp. Đây là dịp để các bạn cùng nhau học và rèn kỹ năng  tiếng Anh rất hay và bổ ích, là sân chới để học sinh thể hiện khả năng giao tiếp của từng học sinh.  Qua cuộc thi, khả năng nghe nói được rèn luyện thường xuyên, ngôn ngữ này sẽ gần gũi và là phương tiện để học sinh trường ta có thể tự tin và  tự hào . Và dần tiến đến tổ chức một lớp học bằng tiếng anh thí điểm ở một bộ môn học nào đó mà trường ta sẽ đi tiên phong và đón đầu trong toàn thành phố trong một thời gian không xa nào đó



                                                     TẾT NGUYÊN TIÊU




Nguồn gốc và ý nghĩa Tết nguyên tiêu, rằm tháng giêng Rằm Tháng Giêng ở Việt Nam xa dần điển tích nguyên thủy của Trung Hoa mà nhập vào Phật giáo. Dù kinh điển nhà Phật không nói đến ngày rằm Tháng Giêng nhưng trong dân chúng thì đây là dịp lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điềm lành. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành. Chủ tịch Hồ Chí Minh có sáng tác một bài thơ tựa đề Rằm tháng Giêng nhân ngày Tết Nguyên tiêu năm Mậu Tý 1948 tại chiến khu Việt Bắc. Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng, đêm rằm đầu tiên của năm mới) được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới. Về cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Nhiều tài liệu viết phong tục này bắt nguồn từ thời Tây Hán ở Trung Quốc với lễ hội rước đèn lồng long trọng. Chính vì thế, có nơi gọi Tết Nguyên Tiêu là Lễ “hội lồng đèn” hay “hội hoa đăng”, có thể bắt nguồn từ tục cúng tế thời Hán Vũ Đế, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc, có thể kéo từ 13 đến 17 tháng giêng. Tết Nguyên Tiêu của người Việt Nam Phật giáo trong hơn ngàn năm du nhập vào Việt Nam đã gắn kết các phong tục văn hóa của Việt. Rằm tháng giêng không phải là một ngoại lệ, từ một ngày lễ hội xa lạ có nguồn gốc từ Trung Hoa đã biến đổi thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người dân Việt thấm nhuần Phật pháp. Rằm tháng giêng làm một trong 4 ngày rằm lớn trong năm mà người Việt đặc biệt là Phật tử thường viếng chùa lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. So với rằm tháng Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu Lan) thì rằm tháng giêng không quan trọng bằng. Do rằm tháng giêng trùng hợp với lễ Thượng nguyên và Tết Nguyên tiêu trong dân gian, đồng thời ngày này là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng. Thành ngữ “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt Trọng tâm của hội rằm tháng Giêng là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong hội rằm tháng Giêng là một tín hiệu tốt, thể hiện rõ nét tinh thần “Đạo pháp và Dân tộc”. Khi chùa chiền được tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, được sửa chữa trùng tu to đẹp khang trang cùng với sự quan tâm khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc của các cấp chính quyền và nhất là ý thức tìm về những giá trị sống của tổ tiên thông qua các lễ hội văn hóa của nhân dân được đánh thức, thì việc tham dự đông đảo các lễ hội như hội rằm tháng Giêng là điều bình thường. Khá nhiều chùa chiền nhân dịp tết Nguyên Tiêu đã lập đàn Dược Sư, tụng kinh Dược Sư trong suốt tháng Giêng (hoặc từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng), khuyến khích Phật tử tham gia tụng niệm rồi phục nguyện hồi hướng công đức an lành cho Phật tử. Thiết nghĩ, đây cũng là một cách tu tập, cầu nguyện có hiệu quả nhất để đem lại phước báo an lành như mong cầu của mọi người trước thềm năm mới. Ngày nay, đêm Rằm tháng Giêng đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc, thấm đẫm chất nhân văn ở cả thành thị lẫn nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ. Thời gian gần đây ở Hội An có tổ chức Lễ Hội Đèn Lồng Hội An định kỳ hằng năm vào dịp Tết Nguyên Tiêu. Trong lễ hội Đèn Lồng Hội An có rất nhiều chương trình tiết mục biểu diễn văn nghệ xen kẽ với rất nhiều các hoạt động nghệ thuật như sắp đặt đèn lồng, thi đèn lồng nghệ thuật, trang trí lồng đèn, bắn pháp hoa nghệ thuật… đặc biệt Lễ Hội Đèn Lồng Hội An kéo dài từ trước tết âm lịch cho đến cuối tháng giêng âm lịch tái hiện nhiều truyền thống văn hóa phong tục Việt Nam như: lễ thượng nêu, gói bánh tét, hoa đăng trên sông… Trong khoảng thời gian này nhà nhà ở Hội An đều treo đèn lồng, loại đèn lồng đặc biệt do người dân Hội An làm ra.

Nguồn: http://huyenbi.net/Nguon-goc-va-y-nghia-Tet-nguyen-tieu-ram-thang-gieng-669.html

BÀI DỰ THI VIÊT TIN VỀ TẾT NGUYÊN TIÊU
Nguyên tiêu là một dịp quan trọng, là một truyền thống đặc sắc riêng của dân tộc Việt Nam với những trò chơi, những thú vui văn hoá.
   Hôm nay, ngày 11/2/2017 với thời tiết không mấy thuận lợi nhưng thầy và trò trường THCS Lý Tự Trọng vẫn tổ chức ngày hội tết nguyên tiêu để giúp các em ý thức tìm hiểu về những giá trị sống của tổ tiên. Từ mâm bánh ngày tết đến ông đồ ngày xuân, lọ hoa dân tộc.
    Cô Nguyễn Thị Tâm Hiền –Phó Trưởng Phòng kiêm Hiệu Trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng lên phát biểu khai mạc hội thi. 



Tiếp theo chương trình là Cô Nguyễn Thị Thanh Thuỷ nêu ý nghĩa ngày hội tết nguyên tiêu và xen kẽ kẽ các tiết mục văn nghệ rất hay và đặc sắc. 

Trong ngày hội tết nguyên tiêu gồm có các nội dung thi như viết thư pháp, làm hoa, viết tin. Những nét chữ của những ông đồ nhí như phượng múa rồng bay.
 Các bạn làm hoa rất khéo léo với từng nhánh hoa, cành hoa.
     Tất cả các nội dung thi trên đều thể hiện một truyền thống yêu nước, một sức mạnh Việt Nam vô địch để chúng ta luôn luôn học tập tốt, giữ nước tốt và bảo vệ biên cương của tổ quốc. Ngày hội nguyên tiêu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, với những trò chơi, hội thi văn hoá giúp chúng ta thêm yêu quí, hiểu hơn về quê hương và tổ tiên của mình.




    Ngày hội nguyên tiêu của thầy và trò Trường THCS Lý Tự Trọng làm tăng thêm sắc xuân, giáo dục cho học sinh về truyền thống tổ tiên và ngày hội hôm nay diễn ra thành công.


ĐÓN ĐOÀN THỰC TẬP SƯ PHẠM








SƠ KẾT HỌC KỲ I VÀ TRAO HỌC BỔNG TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNGHỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
       Thứ Hai ngày 23 tháng 1 năm 2017, Trường THCS Lý Tự Trọng- Tam Kỳ tổ chức sơ kết học kỳ I và trao học bổng Tiếp sức đến trường cho bạn học sinh  vượt khó vươn lên trong học tập của học kỳ I năm học 2016-2017.
Thành phần buổi sơ kết, có bác Phạm Thăng Long- Đại diện CMHS tham dự, cùng với sự có mặt đông đủ của tất cả quý thầy cô giáo là CB-GV-NV trong HĐSP và các  bạn học sinh toàn trường.
        Đầu tiên Cô giáo Nguyễn Thị Tâm Hiền- Phó trưởng PGD&ĐT- kiêm Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ báo cáo đánh giá kết quả học tập tập của học sinh toàn trường trong HK I vừa qua; sau đó là phần phát thưởng cho các tập thể lớp và các cá nhân học sinh đạt thành tích cao về chất lượng học tập, hay các môn văn hóa cũng như các môn thi trên internet như: IOE, Violimpic Toán bằng Tiếng Anh, Violimpic Toán bằng Tiếng Việt , Violympic Vật lý,v.v...Đặc biệt, trong buổi sơ kết nhà trường  đã trao 63 suất học bổng tiếp sức đến trường cho các bạn hs vượt khó, tiến bộ với tổng trị giá gần 16 triệu đồng.
Thành phần buổi sơ kết, có bác Phạm Thăng Long- Đại diện CMHS tham dự, cùng với sự có mặt đông đủ của tất cả quý thầy cô giáo là CB-GV-NV trong HĐSP và các  bạn học sinh toàn trường.   Đầu tiên Cô giáo Nguyễn Thị Tâm Hiền- Phó trưởng PGD&ĐT- kiêm Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ báo cáo đánh giá kết quả học tập tập của học sinh toàn trường trong HK I vừa qua; sau đó là phần phát thưởng cho các tập thể lớp và các cá nhân học sinh đạt thành tích cao về chất lượng học tập, hay các môn văn hóa cũng như các môn thi trên internet như: IOE, Violimpic Toán bằng Tiếng Anh, Violimpic Toán bằng Tiếng Việt , Violympic Vật lý,v.v...Đặc biệt, trong buổi sơ kết nhà trường  đã trao 63 suất học bổng tiếp sức đến trường cho các bạn hs vượt khó, tiến bộ với tổng trị giá gần 16 triệu đồng.Thành phần buổi sơ kết, có bác Phạm Thăng Long- Đại diện CMHS tham dự, cùng với sự có mặt đông đủ của tất cả quý thầy cô giáo là CB-GV-NV trong HĐSP và các  bạn học sinh toàn trường.        Đầu tiên Cô giáo Nguyễn Thị Tâm Hiền- Phó trưởng PGD&ĐT- kiêm Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ báo cáo đánh giá kết quả học tập tập của học sinh toàn trường trong HK I vừa qua; sau đó là phần phát thưởng cho các tập thể lớp và các cá nhân học sinh đạt thành tích cao về chất lượng học tập, hay các môn văn hóa cũng như các môn thi trên internet như: IOE, Violimpic Toán bằng Tiếng Anh, Violimpic Toán bằng Tiếng Việt , Violympic Vật lý,v.v...Đặc biệt, trong buổi sơ kết nhà trường  đã trao 63 suất học bổng tiếp sức đến trường cho các bạn hs vượt khó, tiến bộ với tổng trị giá gần 16 triệu đồng.Thành phần buổi sơ kết, có bác Phạm Thăng Long- Đại diện CMHS tham dự, cùng với sự có mặt đông đủ của tất cả quý thầy cô giáo là CB-GV-NV trong HĐSP và các  bạn học sinh toàn trường.  Đầu tiên Cô giáo Nguyễn Thị Tâm Hiền- Phó trưởng PGD&ĐT- kiêm Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ báo cáo đánh giá kết quả học tập tập của học sinh toàn trường trong HK I vừa qua; sau đó là phần phát thưởng cho các tập thể lớp và các cá nhân học sinh đạt thành tích cao về chất lượng học tập, hay các môn văn hóa cũng như các môn thi trên internet như: IOE, Violimpic Toán bằng Tiếng Anh, Violimpic Toán bằng Tiếng Việt , Violympic Vật lý,v.v...Đặc biệt, trong buổi sơ kết nhà trường  đã trao 63 suất học bổng tiếp sức đến trường cho các bạn hs vượt khó, tiến bộ với tổng trị giá gần 16 triệu đồng.Thành phần buổi sơ kết, có bác Phạm Thăng Long- Đại diện CMHS tham dự, cùng với sự có mặt đông đủ của tất cả quý thầy cô giáo là CB-GV-NV trong HĐSP và các  bạn học sinh toàn trường.        Đầu tiên Cô giáo Nguyễn Thị Tâm Hiền- Phó trưởng PGD&ĐT- kiêm Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ báo cáo đánh giá kết quả học tập tập của học sinh toàn trường trong HK I vừa qua; sau đó là phần phát thưởng cho các tập thể lớp và các cá nhân học sinh đạt thành tích cao về chất lượng học tập, hay các môn văn hóa cũng như các môn thi trên internet như: IOE, Violimpic Toán bằng Tiếng Anh, Violimpic Toán bằng Tiếng Việt , Violympic Vật lý,v.v...Đặc biệt, trong buổi sơ kết nhà trường  đã trao 63 suất học bổng tiếp sức đến trường cho các bạn hs vượt khó, tiến bộ với tổng trị giá gần 16 triệu đồng.

                                          

Cô giáo Nguyễn Thị Tâm Hiền - HT đánh giá kết quả học tập HK I của học sinh toàn trường    


TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG PHÁT QUÀ TẾT CHO HỌC SINH NGHÈO, KHÓ KHĂN


Sáng nay ngày 16/01/2017, Trường THCS Lý Tự Trọng, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đại diện Công ty CP kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh, quận 1, TP. HCM trao hơn 1000 cuốn vở cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo khó khăn của nhà trường. Đồng thời Hội chữ thập đỏ nhà trường đã trao 64 xuất quà Tết cho học sinh khó khăn với tổng trị giá 32 triệu đồng. Với những phần quà này sẽ giúp cho bản thân và gia đình của các bạn thêm một chút ấm áp hơn trong dịp Tết đến, xuân về.





NGÀY HỌC SINH - SINH VIÊN VIỆT NAM





Từ giữa năm 1949 đến đầu năm 1950 phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chúng “ độc lập” giả hiệu, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, đòi được học tiếng mẹ đẻ… đã diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp từ Nam chí Bắc. Tại Saì Gòn, các tầng lớp đồng bào cũng tích cực hưởng ứng dưới nhiều hình thức : biểu tình chống sưu thuế, chống bắt lính, đòi công ăn việc làm. Học sinh, sinh viên bãi trường, bãi khóa liên miên.
Ngày 09/01/1950, Đoàn Thanh Niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường Pétrus Ký, Gia Long, Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Khương Ninh, trường Đại học Y Dược, Pháp Lý, các trường chuyên nghiệp vô tuyến điện, công chính, kỹ thuật, khoa học,… cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi bảo đảm an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt – trong đó có Ban lãnh đạo học sinh cứu quốc Sài Gòn. Đoàn biểu tình kéo đến Nha học chính và Dinh thủ hiến bù nhìn đưa yêu sách. Bọn cảnh sát và lính lê dương ra đàn áp dã man đoàn biểu tình. Thái độ đó đã làm đám đông phẫn nộ, bùng nổ cuộc xung đột. Những người biểu tình dùng mọi thứ vũ khí có trong tay chống trả quyết liệt với lính Pháp, lính Âu Phi và công an Bình Xuyên. Trần Văn Ơn, người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên đã bị bọn chúng giết hại trong cuộc xung đột đó.
Tại Sài Gòn, ngày 12/01/1950 đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đứng trên các hè phố tiễn đưa anh. Lễ tang anh Trần Văn Ơn cũng đã được cử hành trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hàng triệu lượt học sinh, sinh viên và đồng bào các giới đã đeo băng tang truy điệu với lòng thương tiếc và xuống đường tuần hành bày tỏ ý chí căm thù.
Bài điếu văn trong buổi lễ tang có câu :
Ai chết vinh buồn chăng ?Ai sống nhục thẹn chăng?
Những câu hỏi đó cứ vang mãi trong những tháng năm đen tối của đất nước, thúc giục bao thế hệ trẻ noi gương Trần Văn Ơn, quên mình xông lên phía trước.
Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tháng 2/1950 tại căn cứ địa Việt Bắc đã lấy ngày 09/01 làm ngày truyền thống hàng năm của học sinh, sinh viên Việt Nam. Truyền thống vẻ vang đó đã được các thế hệ học sinh, sinh viên kế thừa oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trở thành bất diệt.
               
                   SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH

Vào 14 giờ ngày 22/12/2016, tổ Tiếng Anh tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh lần 2. Nội dung trong buổi sinh hoạt lần này là thi Rung chuông Vàng. Sau gần 2 giờ đồng hồ buổi sinh hoạt đã mang lại rất nhiểu niềm vui và hữu ích.





LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc..."

     Ngày 22-12-1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

     Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách Kế hoạch-Tình báo, đồng chí Vân Tiên (Lộc Văn Lùng) quản lý. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo.

     Chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại nhưng đó là những chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong các đội du kích Cao-Bắc-Lạng, Cứu quốc quân,... là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức, họ có lòng yêu nước, chí căm thù địch rất cao, đã siết chặt họ thành một khối vững chắc, không kẻ thù nào phá vỡ nổi. Sau lễ thành lập, đội tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng, đội tổ chức “đêm du kích” liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt tình đoàn kết quân dân.

     Chấp hành chỉ thị “phải đánh thắng trận đầu”, ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (17 giờ chiều 25-12-1944) và sáng hôm sau (7 giờ ngày 26-12-1944) đột nhập đồn Nà Ngần, tiêu diệt gọn 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.

     Hai trận đánh đồn Phai Khắt, Nà Ngần thắng lợi đã mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

     Từ ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân luôn phát triển và trưởng thành. Ngày 22-12-1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta. Một quân đội của dân, do dân, vì dân; luôn gắn bó máu thịt với dân, luôn luôn được dân tin yêu, đùm bọc.

     Lịch sử chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của quân đội ta gắn liền với lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Một đội quân được Đảng và Bác Hồ rèn luyện, đã từng là những đội tự vệ đỏ trong cao trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh, đội du kích Bắc Sơn, Nam Kỳ, Ba Tơ, Cao Bắc Lạng, Cứu quốc quân đến Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Một đội quân lớp lớp cán bộ, chiến sĩ đã nối tiếp nhau bao thế hệ cầm súng chiến đấu, cùng toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược hung bạo, giành lại độc lập thống nhất và bảo vệ vững chắc bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam XHCN và làm tròn nghĩa vụ quốc tế vẻ vang đối với cách mạng hai nước Lào và Cam-pu-chia anh em.

     Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22-12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là ngày Hội quốc phòng toàn dân. Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động như mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự,... được diễn ra ở khắp làng, xã, cơ quan đoàn thể, cơ sở đơn vị...

     Những hoạt động của ngày hội như vậy nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ không ngừng nâng cao cảnh giác, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ quân sự, không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn, trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ.Phát huy thành tích to lớn đã đạt được trong 71 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tham gia xây dựng kinh tế đất nước và thực hiện tốt hơn chức năng làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, góp phần xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với tên gọi: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.


SINH HOẠT KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Sáng ngày 12/12/2016, Liên đội THCS Lý Tự Trọng tổ chức ngoại khóa sinh hoạt kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân Đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2016). Đến dự buổi ngoại khóa ngoài các thầy cô trong Ban giám hiệu, các thầy cô giáo là GVCN và toàn thể HS nhà trường còn có các chú là cán bộ chiến sĩ Đồn Biên Phòng Tam Thanh – Đơn vị kết nghĩa. Qua buổi sinh hoạt chúng em càng hiểu thêm về ý nghĩa ngày 22/12.




VẬN ĐỘNG ỦNG HỘ QUẦN ÁO CHO HỌC SINH NAM TRÀ MY

Sáng ngày 28/11/2016 trong giờ chào cờ, Liên đội THCS, Chi đoàn Trường THCS Lý Tự Trọng phối kết hợp với Chi đoàn Công An Tỉnh Quảng Nam vận động quyên góp quần áo cũ cho học sinh Nam Trà My





NGOẠI KHÓA GIỚI THIỆU SÁCH VÀ SƠ KẾT PHÁT THƯỞNG ĐUA ĐỢT 1


Sáng ngày 21/11/ 2016 vào tiết chào cờ, Bộ phận Thư viện - Tổ Ngữ Văn, trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức ngoại khóa, tuyên truyền, giới thiệu sách và sơ kết phát thưởng thi đua đợt 1 nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam. 

Lớp 9/3 đạt giải III hội thi Dân vũ
 
Vô địch điểm 10
 

TỔ CHỨC SINH HOẠT KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

 (20/11/1982 – 20/11/2016)

Chiều ngày 19/11 Ban ĐDCMHS và Trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức  sinh hoạt kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2016). Đến dự buổi sinh hoạt Lãnh đạo Phòng, Địa phương, Đại diện BĐDCMHS, GV nguyên là GV của trường đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, tập thể HĐSP nhà trường và Đại diện HS. Buổi sinh hoạt diễn ra trong không khí rất ấm áp và có ý nghĩa.
Một số hình ảnh của buổi sinh hoạt




Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam


Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng 
một bản "Hiến chương các nhà giáo" 

 



Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.

Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

Hàng năm, kỷ niệm lịch sử ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung.Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.

Ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước 

phồn vinh, hạnh phúc.


LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG  TỔ CHỨC SINH HOẠT
TRI ÂN THẦY CÔ GIÁO
           
             Nhân dịp chào mừng 34 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20.11 (20.11.1982-20.11.2016), sáng nay, (14.11.2016) trong giờ sinh hoạt chào cờ đầu tuần, Liên đội nhà trường tổ chức  buổi sinh hoạt TRI ÂN THẦY CÔ GIÁO rất trang trọng và ý nghĩa.
            Tại buổi sinh hoạt có ông Vũ Từ Long – Trưởng Ban đại diện CMHS đã tham dự, phát biểu và cùng với Liên đội tặng hoa chúc mừng đến quý thầy cô giáo trong HĐSP.
            Buổi sinh hoạt ngắn gọn nhưng đầy màu sắc và chứa nhiều cảm xúc qua các tiết mục văn nghệ và phát biểu cảm nghỉ của học sinh đối với quý thầy cô giáo. Đặc biệt cảm động hơn là phần điểm thơ – những sáng tác của các em viết về thầy cô giáo, các em đã nói lên những dòng cảm xúc, tâm tư tình cảm quý mến của mình dành cho quý thầy cô giáo- những người đã dạy dỗ mình, làm hành trang cho các em bay cao, bay xa trong cuộc sống.
             Buổi sinh hoạt TRI ÂN THẦY CÔ GIÁO  của Liên đội đã để lại những tình cảm tốt đẹp, ấm áp trong lòng thầy và trò cùng với các bậc phụ huynh nhân dịp chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20.11 năm nay.
                                                                                                                                                  

 


     

                                                                  HỘI THI MÚA DÂN VŨ

     Nhằm giáo dục cho học sinh về kỹ năng sống,  nay nhà trường tổ chức hội thi " Rèn kỹ năng sống, giáo dục đạo đức". Tập thể lớp 9/3 tham gia tiết mục dân vũ " Liên khúc Ba cho con"







                           
NGOẠI KHÓA CHÀO MỪNG 86 NĂM NGÀY THÀNH LẬP



HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10 

( 20/10/1930-20.10.2016 )

      Nhân dịp chào mừng 86 năm ngày TL Hôi LHPNVN 20.10, Tổ Ngữ văn-Mỹ thuật- Thư viện tổ chức thành công tốt đẹp buổi ngoại khóa với chủ đề “Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong thơ văn” .
Buổi ngoại khóa có sự tham dự của ông Vũ Từ Long – Trưởng Ban đại diện CMHS cùng với sự tham dự của Ban lãnh đạo nhà trường, quý thầy cô giáo cùng tất cả các em học sinh.
      Buổi ngoại khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của người Phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ, và điểm qua hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong thơ văn, trong các tác phẩm văn học thông qua phần báo cáo ý nghĩa lịch sử của ngày TL Hội; thông qua phần trưng bày, giới thiệu sách của CBTV về chủ đề Phụ nữ  cùng với những câu hỏi giao lưu, hội thi rung chuông vàng,thi vẽ tranh v.v…Tất cả các hoạt động nội dung chương trình của tổ rất sôi nổi, hấp dẫn đầy ý nghĩa đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tham dự.
                                                                                                                 



 Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy-TTNV-MT-TV báo cáo ý nghĩa 20/10
 








Cô giáo Trịnh Thị Thủy -CBTV giới thiệu sách về Phụ nữ



Thi Rung chông vàng



Cô giáo Nguyễn Thị Tâm Hiền - HT trao phần thưởng cho các em đạt giải tại Hội thi Rung chuông vàng

                          


VUI TRUNG THU


Chiều ngày 15/9/2016 (Nhằm ngày Rằm tháng Tám Âm lịch) Trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức Vui Tết Trung Thu cho học sinh toàn trường.Buổi sinh hoạt Vui Tết Trung Thu diễn ra tại sân trường đã đem lại nhiều niềm vui và thú vị cho tất cả các bạn học sinh nhân ngày Tết Trung thu năm nay.







                         Ý NGHĨA TẾT TRUNG THU
Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.
Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.
Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.
Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”
Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.

       KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI - NĂM HỌC 2016 - 2017


    Hòa chung niềm hân hoan cùng với cả nước sáng nay ngày 05/9/2016, trường THCS Lý Tự Trọng long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2016-2017.
    Buổi lễ diễn ra trang trọng với sự tham dự của ông Lê Hoài Ngọc - Ủy viên Ban thường vụ thành ủy - Trưởng Ban Tuyên giáo thành ủy, sự có mặt của đại biểu Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN phường An Xuân và Phước Hòa, đại diện các tổ chức hội đoàn thể có mối quan hệ với nhà trường cùng với sự có mặt đông đủ của CBGVNV và hơn 1300 học sinh toàn trường.
    Tại buổi lễ, thầy giáo Võ Tấn Đông - PHT - Chủ tịch Công đoàn trường đọc Thư chúc mừng của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp đó, cô giáo Nguyễn Thị Tâm Hiền - tân Hiệu trưởng đọc diễn văn khai giảng năm học 2016-2017 với phương hướng phấn đấu tiếp tục duy trì, phát triển chất lượng giáo dục của nhà trường để xứng đáng ngôi trường là lá cờ đầu của ngành giáo dục thành phố Tam Kỳ.
    Trong buổi lễ, đại diện cho toàn thể học sinh, bạn Châu Tú Yên- lớp 9 phát biểu cảm nghĩ nhân ngày khai trường trong niềm vui, phấn khởi và hứa sẽ chăm ngoan học tập, cố gắng rèn luyện để không phụ lòng dạy dỗ của cha mẹ và quý thầy cô giáo.
    Dịp này Công ty may Tuấn Đạt đã hỗ trợ 10 suất học bổng trị giá 10 triệu đồng cho học sinh vượt khó của nhà trường nhằm tạo niềm vui, động viên các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
    Buổi lễ đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng các bậc phụ huynh, quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng tất cả các em học sinh toàn trường với hy vọng một năm học nhiều thành công và thắng lợi. 


Lễ diễu hành đón học sinh khối 6 bắt đầu



Các anh chị lớp 9 tặng hoa cho các em học sinh khối 6.


Thầy Võ Tấn Đông - Phó hiệu trưởng đọc thư của Chủ tịch nước

Cô Nguyễn Thị Tâm Hiền - Hiệu trưởng đọc diễn văn khai trường.


Cô Hiệu Trưởng đánh trống khai giảng năm học.